Hôm nay: Thứ 7, 27/04/2024 12:09

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ InRAS tại Thủy Nguyên, Hải Phòng

Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng công nghệ InRAS tại Thủy Nguyên, Hải Phòng

Hiện nay, nuôi trồng thủy sản theo phương pháp truyền thống đang ngày càng gặp những khó khăn nhất định. Diện tích nuôi trồng bị thu hẹp, ô nhiễm và suy thoái vùng nuôi, điều kiện thời tiết…Đặc biệt hơn, đối với khu vực phía Bắc nhu cầu về thủy hải sản tăng cao trong khi diện tích nuôi ngày một thu hẹp. Nguồn cung  không đáp ứng được nhu cầu hiện tại của khu vực này.

Trong bối cảnh đó, việc phát triển các mô hình nuôi thủy sản áp dụng khoa học kỹ thuật theo hướng thâm canh đang là định hướng chiến lược của chính phủ trong việc quy hoạch phát triển vùng nông nghiệp công nghệ cao. Trong các mô hình được triển khai hiện nay, mô hình nuôi trồng thủy sản theo công nghệ lọc nước tuần hoàn đang được đầu tư và triển khai mạnh mẽ. Trước nhu cầu thực tế của xã hội, công ty Cổ phần INVITEK đã triển khai nghiên cứu thành công mô hình lọc nước tuần hoàn áp dụng nuôi tôm thẻ chân trắng theo công nghệ InRAS tại Thủy Nguyên. Mô hình đạt kết quả cao đã và đang mở ra hướng đi cho việc phát triển nuôi thâm canh công nghệ cao cho khu vực phía Bắc, góp phần hòa chung vào việc phát triển ngành nông nghiệp theo định hướng thâm canh hiệu quả cao và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

z2295413433935_3618a387935bebd0424f15beeab9292f
Toàn cảnh khu vực nuôi tôm thẻ chân trắng tại Thủy Nguyên Hải Phòng

Với hệ thống 5 bể nuôi tròn mỗi bể có thể tích 30 m3, được trang bị đầy đủ hệ thống cấp khí, xả đáy, bơm cấp nước và đặc biệt là hệ thống xử lý nước thải tuần hoàn INAERO công suất 10 m3/ngày.đêm. Giống được cung cấp bởi Công ty Cổ phần Việt Úc, mật độ thả 400 con/m2.

Sau 70 ngày nuôi, tôm đạt kích thước 70-80 con/kg, khỏe mạnh, không bệnh tật, ngoại hình đẹp đạt yêu cầu để bán ra thị trường

 20200730_091126

Tôm sau 70 ngày nuôi

Các kết quả đạt được sau quá trình nuôi thử nghiệm rất khả quan, cho thấy nuôi tôm thẻ chân trắng mật độ cao không xả thải là hoàn toàn khả thi. Trong suốt quá trình nuôi, hệ thống hoàn toàn khép kín không có cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập, do vậy hoàn toàn không dùng đến kháng sinh. Công việc vận hành hệ thống hoàn toàn tự động không quá phức tạp, tiết kiệm được sức lao động so với các phương pháp nuôi truyền thống.

Trong tương lai, chúng tôi hi vọng sẽ có thể mở rộng, phổ biến mô hình nuôi đến với người nuôi trồng. Một mặt, để nâng cao năng suất, tăng thu nhập cho người nuôi. Mặt khác, giúp bảo vệ môi trường, góp một phần nhỏ bé vào quá trình hiện đại hóa ngành nông nghiệp nói chung và ngành nuôi trồng thủy sản nói riêng.